24/12 2018

Các loại học bổng của trường Đại học Mỹ dành cho du học sinh

Đối với hầu hết du học sinh, học bổng là yếu tố rất quan trọng để quyết định bạn có thể sinh sống và học tập tại Mỹ trong suốt bốn năm học hay không. Bên cạnh những học bổng mà chính phủ Mỹ dành cho sinh viên quốc tế như Fulbright hoặc VEF với số lượng có hạn và cạnh tranh cao, các trường đại học ở Mỹ luôn có chính sách học bổng hoặc hỗ trợ tài chính dành cho du học sinh của mình. Vậy có những loại học bổng nào và họ trao dựa trên yếu tố gì?

1. Những cụm từ liên quan đến “học bổng”

Để việc tìm kiếm, so sánh “học bổng” với các trường dễ dàng hơn, bước đầu tiên chúng ta cần nắm rõ những cụm từ cơ bản liên quan tới “học bổng”:

–   EFC (Expected Family Contribution) là mức học phí tối đa gia đình bạn có thể đóng cho trường.

–   CSS/Financial Profile: Đơn xin hỗ trợ tài chính của College Board. Mỗi trường bạn apply có thể yêu cầu một đơn riêng về hỗ trợ tài chính cho học sinh quốc tế của họ.

–   Các dạng cung cấp tài chính:

  • Grants: Tiền trao cho học sinh cần hỗ trợ tài chính. Với grants, bạn không cần trả lại tiền cho trường sau khi tốt nghiệp. Tiền từ grants cấp cho bạn là của bạn để chi trả cho 4 năm đại học.
  • Loans: Quỹ cho vay của trường với một mức lãi suất nào đó sau khi bạn tốt nghiệp.
  • Work study: chương trình mà học sinh có thể làm việc tại trường và có thu nhập giúp trả học phí.
  • Scholarships: Học bổng cấp cho bạn dựa vào thành tích học tập, khả năng lãnh đạo, năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao,…

hoc-bong-cua-cac-truong-dai-hoc-my-danh-cho-sinh-vien-quoc-te

Grants với Scholarships về mặt hình thức đều giống nhau: cung cấp tiền cho bạn để bạn đóng học phí. Tuy nhiên, về tính chất thì khác nhau: Grants hỗ trợ dựa vào EFC, dành cho sinh viên không đủ điều kiện chi trả cho việc học; Scholarships thì dựa vào điểm số, thành tích học tập và những yếu tố khác.

2. Các loại Grants và Scholarships

– Need-based financial aid

Học sinh Việt Nam thường được nhận hỗ trợ dưới dạng này: hỗ trợ tài chính dựa vào mức cần. Need-based financial aid là loại hỗ trợ theo yêu cầu của bạn cho toàn khóa học, tức là nhà trường sẽ chuẩn bị đủ tiền cho cả 4 năm học nếu bạn được nhận. Need-based financial aid được cung cấp cho sinh viên dựa theo số tiền mà gia đình bạn có thể chi trả cho trường (EFC). Mỗi trường có khả năng cung cấp need-based aid khác nhau tùy vào nguồn tài chính của trường. Khi tìm hiểu về Need-based aid, các bạn cần lưu ý Need-blind aidNeed-aware aid:

Với Need-aware, admission office và financial aid office của trường đại học làm việc vô cùng chặt chẽ với nhau. Vì vậy, EFC đối với loại này quan trọng không kém gì SAT, GPA, Personal Statements,… trong việc quyết định nhận bạn vào học hay không.

Một điều thú vị là Need-aware aid có yếu tố “trả giá”. Ví dụ bạn làm hồ sơ vào trường A xin hỗ trợ tài chính 75%, nhưng trường sẽ không cho bạn đúng với con số đó. Họ sẽ chỉ cho bạn học bổng 50%, nếu bạn đồng ý thì trả lời họ trong khoảng thời gian quy định, nếu không, họ sẽ dành học bổng đó cho người khác. Trong trường hợp này, một là bạn viết lại bức thư đưa ra đủ lý do để họ có thể cho bạn học bổng 75%, hai là bạn chấp nhận 50% và cố gắng học thật tốt năm nhất đại học để yêu cầu xin học bổng 75% hoặc 100% từ họ cho năm sau.

hoc-bong-cua-cac-truong-dai-hoc-my-danh-cho-sinh-vien-quoc-te

Ngược lại với Need-aware là Need-blind aid bạn cần bao nhiêu họ cho bấy nhiêu, không “trả giá”, nếu bạn đủ thuyết phục để nhà trường nhận bạn nhập học. Với Need-blind, admission office và financial aid office làm việc riêng lẻ với nhau, tức là bạn được nhận hay không tùy thuộc vào khả năng của bạn, không phụ thuộc vào EFC.

Hiện nay chỉ có 9 trường tuyển sinh không dựa trên khả năng tài chính và bảo đảm cung cấp tất cả hỗ trợ tài chính gia đình học sinh cần để vào học (bao gồm need-blindfull-need admission) đối với học sinh quốc tế là:  Massachusetts Institute of Technology, Harvard University, Princeton University, Yale University,…

– Merit-based Scholarship

Đây là học bổng bởi các trường đại học hay các tổ chức bên ngoài. Merit-based được trao dựa trên thành tích học tập, hoặc trao cho những học sinh có năng khiếu đặc biệt, khả năng lãnh đạo, điểm SAT,… Khác với Need-based, Merit-based không quan tâm đến điều kiện tài chính của các ứng viên.

Merit-based chỉ cho từng năm học một. Sau một năm học tùy vào nhiều yếu tố: tài năng người học, khả năng tài chính của trường mà xét lại cho từng ứng viên có còn được nhận nữa không? Để được nhận Merit-based Scholarship, hồ sơ của bạn phải rất xuất sắc. Học sinh quốc tế thường được nhận Need-based nhiều hơn là Merit-based.

hoc-bong-cua-cac-truong-dai-hoc-my-danh-cho-sinh-vien-quoc-te

Bởi vì nguồn tài chính có hạn, nên trường sẽ cố gắng nhận và hỗ trợ tài chính cho một số sinh viên mà họ rất muốn nhận vào học. Có thể đó là những sinh viên có điểm GPA rất cao, SAT trên 2200, nhưng cũng có thể là những sinh viên có hoạt động ngoại khóa vượt trội, cá tính đặc biệt, hoặc là một trong số ít sinh viên trường muốn có để làm tăng sự đa dạng cho cộng đồng học sinh. Từ những lý do trên, việc cung cấp hỗ trợ tài chính cho sinh viên phụ thuộc vào trường thấy sinh viên đó có hợp với mình không (về cá nhân sinh viên và nguồn tài chính của trường).

3. Loans và Work study

Sau cùng, nếu việc xin học bổng (scholarships) hay hỗ trợ tài chính (grants) không thành công, bạn vẫn có thể tìm nguồn trợ giúp cho việc học tập của mình qua các khoản vay cho sinh viên (Student loan) hoặc xin làm việc tại trường (Work study). Rất nhiều trường cho sinh viên quốc tế vay với lãi suất nhất định sau khi sinh viên đồng ý nhập học và cho phép làm việc tối đa 20 giờ/tuần trong khuôn viên của trường.

zalo-oa
right arrow time clock pin e